Hướng dẫn cách vệ sinh máy pha cà phê đúng cách

1. Tại sao chúng ta cần vệ sinh máy pha cà phê

Nhiều người cho rằng việc vệ sinh máy pha cà phê thường xuyên là điều không cần thiết mấy. Vì thông thường, máy pha cà phê hầu hết được cấu tạo và làm từ các hợp chất chống gỉ và ăn mòn nên ít ai bận tâm đến khâu vệ sinh cho máy. Nhưng đó lại là một sai lầm lớn của hầu hết nhiều người.

Cà phê khi được đưa vào máy để sử dụng thì lâu ngày nó sẽ tự động đóng lại và kết dính trên thành máy pha. Điều này khiến máy có mùi hôi và thân của máy sẽ dần trở nên thấm ố vàng, gây hậu quả làm giảm tuổi thọ của máy. Vì vậy, việc vệ sinh máy là điều rất cần thiết và nkên được vệ sinh theo định kỳ để máy không mau xuống cấp.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể vệ sinh máy pha cà phê một cách đúng nhất với những người chưa có kinh nghiệm, mới bắt đầu sử dụng máy pha cà phê.

Hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê đúng cách

Đừng lo, Coffee Machine chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Sau đây sẽ là các cách vệ sinh máy pha cà phê đúng cách cho người mới sử dụng như sau.

Bài viết liên quan: Cách điều chỉnh áp suất máy pha cà phê

2. Hướng dẫn cách vệ sinh máy pha cà phê

2.1 Cách vệ sinh tay cầm và bộ lọc của máy pha cà phê

Sau mỗi lần pha chế xong, chúng ta nên cần có thói quen rửa tay cầm bộ lọc của máy bằng nước được đun sôi vừa đủ ở ngay thành máy pha cà phê. Tiếp theo là để ráo nước và chuẩn bị cho những lần pha cà phê tiếp theo.

Để tránh tình trạng bã cặn của cà phê đóng khô vào máy, điều này sẽ rất khó rửa tay cầm cho lần vệ sinh kế tiếp.

Cách rửa: Sau khi bạn đã pha được một ly cà phê thơm ngon. Thì ngay lập tức, bạn cần phải tháo tay cầm bộ lọc được sử dụng để chứa bột cà phê ban nảy ra.

Kế tiếp, hãy bỏ những cặn bã cà phê vào thùng rác, và bấm chế độ nước sôi thích hợp ở trong máy ra để tráng bộ lọc và tay cầm của máy sao cho sạch sẽ. Nên việc vệ sinh máy pha cà phê là điều hoàn toàn hết sức quan trọng.

Cách vệ sinh tay cầm và bộ lọc của máy pha cà phê

Các bước để vệ sinh bộ lọc và tay cầm:

    • Bước 1: Gỡ tay cầm bộ lọc của máy đang chứa bã cà phê và bỏ chúng vào thùng rác (không bỏ bã  ngay vào trong máy pha vì bã cà phê sẽ gây ra hiện tượng nghẹt ống dẫn nước)
    • Bước 2: Sử dụng nước đun sôi ngay  trong máy pha cà phê để rửa bộ lọc. Và dùng cọ chuyên dụng vệ sinh để quét sạch các cặn bã cà phê (tuyệt đối tránh tình trạng rửa bộ lọc bằng nước lạnh vì sẽ gây ra sự chênh lệch nhiệt độ của bộ lọc và sẽ không đảm bảo chất lượng của ly cafe kế tiếp)
    • Bước 3: Hoàn tất xong 2 bước trên hãy để ráo nước cho sạch sẽ và dùng cho lần chiết xuất tiếp theo.

2.2 Cách vệ sinh vòi đánh sữa

Đa số phần lớn những người mới sử dụng máy pha cà phê, sẽ ít ai quan tâm nhiều tới bộ phận vòi đánh sữa này. Mà họ chỉ quan tâm đến lượng sữa cung cấp ra  có còn dư lại hay là không. Và hiển nhiên họ chỉ lấy sữa ra để pha chế mà ít bận tâm đến việc cần phải vệ sinh vòi đánh sữa.

Cách vệ sinh vòi đánh sữa

Nhưng điều đó lại là một tác hại đáng kể, với phần vòi sữa lâu ngày không được vệ sinh cẩn thận và theo định kỳ sau mỗi lần pha. Nó sẽ gây ra hiện tượng mốc sữa lên, tạo mùi hôi thiu và đặc biệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hương vị của cà phê khi được pha chế.

Vì thế, việc vệ sinh vòi đánh sữa phải được diễn ra hằng ngày và thường xuyên để tránh tình trạng xấu như trên xảy ra.

2.3 Vệ sinh bộ phận khay chứa nước thải

Về phần khay đựng nước thải của máy pha cà phê, các bạn mới sử dụng hết sức lưu ý rằng ta tuyệt đối không được sử dụng các dung dịch xà phòng hay các loại nước rửa chén để lau rửa, vệ sinh cho bộ phận này.

Ngoại trừ, bạn chỉ được sử dụng các dung dịch chuyên dụng dành riêng vệ sinh cho khay chứa nước thải để rửa cho máy.

 

Lựa chọn tối ưu nhất là bạn vẫn nên sử dụng nước sạch để vệ sinh là tốt nhất. Vì mục đích chính là nhằm hạn chế để lại mùi hôi của các dung dịch xà phòng hoặc các mùi khác dính vào khay chứa nước thải.

Riêng về phần tay cầm, bạn có thể ngâm qua trong dung dịch rửa máy pha cà phê chuyên dụng và được để qua đêm. Hành động này giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng khuẩn và hợp vệ sinh hơn.

2.4 Vệ sinh bộ phận vòi hơi của máy pha cà phê

Đối với các bạn mới tiếp cận máy pha cà phê, việc vệ sinh vòi hơi của máy cũng là một điều khá xa lạ và mới mẻ. Các bạn có thể dùng một cái khăn ướt rồi phủ lên bộ phận ống dẫn hơi. Tiếp đó, hãy bơm nước sạch vào.

Chờ từ 5 đến 7 giây rồi ta xả lại nước vừa mới bơm ra ngoài của cái khăn đó. Cách này rất hiệu quả vì giúp cho ống hơi loại bỏ được những cặn bã trong sẽ theo nước mà ra ngoài hết.

Như vậy, khi ta vệ sinh đúng cách cho vòi  hơi của máy sẽ hạn chế tối ưu tình trạng nghẹt ống hơi. Góp phần đẩy lùi quá trình máy sẽ xuống cấp và tăng quá trình khả năng bảo trì của máy rất cao.

Mời quý khách hàng xem qua dòng máy pha cà phê Magister ES 30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0704 622 268