Đa số người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm máy pha cà phê, họ sẽ không thể không tránh khỏi những vấn đề rắc rối do lỗi của máy pha cafe gây ra, ảnh hưởng đến tâm trạng khi sử dụng máy. Đồng thời, hương vị của cà phê sau khi pha ra sẽ không đảm bảo được độ ngon và chất lượng như mong muốn.
Sau đây, mời quý khách xem qua những lỗi của máy pha cafe và cách khắc phục nó qua bài viết sau nhé!
Những lỗi của máy pha cafe bạn cần biết
1. Cà phê chảy một lượng quá nhanh
Nguyên nhân:
- Bạn có thể đã nén một lượng cà phê quá lỏng
- .Cho hạt cà phê hoặc bột cà phê với số lượng chưa đạt tiêu chuẩn vào máy pha
- Nếu đã thực hiện đúng các quy trình trên mà vẫn xảy ra lỗi thì máy pha cà phê của bạn đang trong tình trạng kém chất lượng
Cách khắc phục các vấn đề trên:
- Sử dụng một lực nén vừa đủ
- Cân đo đong đếm lại lượng cà phê trước khi cho vào máy
- Đem đến tiệm sửa máy cà phê uy tín hoặc có thể thay mới một chiếc máy cà phê khác có chất lượng tốt hơn
2. Nhiệt độ nước ra bị thấp đi và không đảm bảo lượng nhiệt độ
Nguyên nhân xảy ra:
- Áp suất hơi ở bên trong lò hơi của máy không đạt được giá trị ở mức tiêu chuẩn (tối thiểu phải dưới 0.8 bar) nên gây ra hiện tượng nhiệt độ thấp, tương đương dưới 90 độ C.
- Van vặn điện từ chia lượng nước tại họng pha máy dẫn đến tắc nghẽn, làm cho máy hiểu lầm và phân chia lượng nước sôi không đồng đều.
- Bảng điều khiển nhiệt độ trong máy bị nhảy số, bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Đảm bảo rằng nhiệt độ bên trong lò hơi luôn trong trạng thái cân bằng và ổn định nhiệt kế, tác động lên bề mặt nước sôi thì nên thường xuyên điều chỉnh và kiểm tra áp suất hơi định kỳ và trong mức đạt tiêu chuẩn là từ 1 đến 1,2 bar.
- Thường xuyên vệ sinh van máy để đảm bảo được dòng lưu lượng dòng chảy của nước đạt mức chuẩn xác nhất.
3. Vòi đánh sữa của máy pha cà phê hoạt động yếu hoặc không hoạt động
Nguyên nhân:
- Người tiêu dùng máy vệ sinh không thường xuyên và theo định kỳ vòi đánh hơi do kết cấu của sữa rất đặc nên sẽ dễ bị keo, kết dính lại. Vì thế dẫn đến nguyên nhân làm tắc lỗ xả hơi.
- Van xả hơi máy hoạt động yếu hoặc chủ yếu là bị hỏng chốt khoá nên khi hoạt động không thể mở được hết công suất tối đa.
- Lỗi nằm ở thanh dây đốt dẫn tới khả năng bù nhiệt độ áp suất của máy chậm đi, quá trình áp suất không đủ nên làm cho vòi đánh sữa yếu đi.
Cách khắc phục lỗi trên:
- Kiểm tra thường xuyên lỗ thông thoát hơi của vòi đánh sữa, lấy kim chuyên vệ sinh bộ phận đầu vòi của máy pha cung cấp hoặc có thể dùng 1 ca nước nóng rồi tiến hành súc vòi đánh sữa trong 1 phút để tiêu diệt được vi khuẩn và làm sạch cặn sữa còn dính lại bên trong vòi.
- Sau mỗi lần sử dụng máy pha xong, bạn cần nên xả hơi 2 giây nhằm xả hết sữa cặn còn dính lại bên trong vòi và sử dụng khăn vệ sinh sạch lau qua sau khi sử dụng.
- Nếu thấy vòi vẫn còn hoạt động yếu bạn nên tiến hành kiểm tra các thanh dây đốt và van xả hơi kỹ lượng để xem có gặp vấn đề không.
4. Máy pha cà phê chảy nhỏ giọt, chảy chậm
Nguyên nhân:
- Bột cà phê cung cấp vào máy quá mịn và có độ ẩm.
- Không có lượng nước theo yêu cầu dùng để cung cấp cho máy pha cà phê khi hoạt động.
- Nén cà phê bằng một lực quá mạnh hoặc cho một lượng cà phê vào máy nhiều hơn bình thường.
- Không khí bị ẩm, nhiệt độ thấp sẽ làm cho bột cà phê có hiện tượng bết lại và dẫn đến cà phê có hiện tượng chảy ra chậm.
- Van điện ở vị trí họng máy bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại bột cà phê trước khi đưa vào máy, hoặc có thể sắm thêm một máy xay cà phê để bột có thể thô hơn.
- Kiểm tra lại bình nước đã đảm bảo khi hoạt động sẽ cho một ml tiêu chuẩn vào máy hay không và van khóa nguồn nước đã hoạt động có hiệu quả hay chưa.
- Nhờ sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật chuyên sửa chữa máy pha cà phê hỗ trợ.
5. Họng pha cà phê ra ít hoặc không ra nước
Nguyên nhân:
- Cà phê có cấu tạo thành phần là chứa nhiều các tinh dầu nhờn cho nên chúng sẽ dễ dàng phủ kín hết mặt lưới chia nước và gây ra hiện tượng bịt kín lỗ thoát nước.
- Ảnh hưởng của lượng nước pha cà phê sẽ xảy ra nếu nước không được lọc qua một quá trình kỹ càng thì sẽ xuất hiện rêu cùng các hỗn hợp tạp chất bị hút vào trong van máy pha, làm chia nước tại họng pha.
- Sử dụng máy lâu ngày nhưng lại không lọc canxi cho máy thì sẽ bị tích tụ vi khuẩn gây hại dẫn đến tắc nghẽn và bịt kín đường ống dẫn nước.
- Bơm tăng áp máy pha cà phê bị hỏng.
- Van điện từ gây ra lỗi hỏng vì người tiêu dùng không đóng mở van chia nước tại họng pha.
Cách khắc phục:
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh họng pha hàng ngày bằng các loại bột vệ sinh chuyên dụng, cần tháo lưới chia nước và vệ sinh sạch sẽ tối thiểu trên 5 nhất/ ngày
- Lắp máy lọc nước có thương hiệu tốt như DVA và RO nhằm đảm bảo nguồn nước luôn được lọc sạch các tạp chất gây ra và loại bỏ Canxi.
- Luôn kiểm tra các thiết bị điện liên kết với máy để dễ dàng phát hiện lỗi sớm nhất có thể.
Bài viết liên quan: Chia sẻ cách điều chỉnh áp suất máy pha cà phê