Nguyên lý kỹ thuật đánh sữa khi pha cafe

Nguyên lý kỹ thuật đánh sữa khi pha cafe

Trong bài viết dưới đây, Coffee Machine – chuyên cung cấp các mặt hàng máy pha cà phê sẽ chia sẻ với các bạn về nguyên lý kỹ thuật đánh sữa bạn nên biết khi pha cà phê.

Như bạn thường thấy những ly cà phê có lớp bọt sữa sánh mịn, bồng bềnh và vô cùng đẹp mắt, thu hút người uống tại các quán cafe. Và để tạo được những lớp bọt sữa này là cả một quá trình và đòi hỏi những kỹ thuật khắt khe mới có thể đạt được đúng yêu cầu.

Kỹ thuật đánh bọt sữa là một kỹ thuật tạo bọt sữa được thực hiện bằng cách đưa không khí hòa vào sữa và làm nóng sữa lên. Sau khi đã được đánh xong thì lớp sữa sẽ sánh quyện, bồng bềnh và đồng thời nhiệt độ của sữa lúc này sẽ trong khoảng từ 60 – 65 độ C. 

Nguyên lý kỹ thuật đánh sữa khi pha cafe

Kỹ thuật đánh bọt sữa chuẩn bạn nên biết

Bước 1

  • Trước tiên cần phải xả vòi hơi trong khoảng 1 giây rồi dùng khăn ẩm để lau sạch sữa, nước còn dính lại trong vòi, đảm bảo vòi sạch sẽ, chỉ còn lại mỗi hơi nước.

Bước 2

  • Tiếp đó đặt vòi hơi vào ca sữa với khoảng cách 1 cm và cách thành ca sữa cũng 1 cm, độ nghiêng khoảng 30 độ so với bề mặt sữa. Khi làm bước này bạn cần lưu ý giữ khoảng cách vòi hơi trong sữa, không để ngập hoàn toàn trong sữa vì sẽ không tạo được sự khuấy động sữa. Khi vòi hơi ngập trong sữa thì sữa nóng lên nhưng sẽ không tạo được bọt do không dẫn được không khí vào sữa.

Bước 3

  • Bước tiếp theo là mở van vòi hơi và tiến hành đánh sữa. Bạn có thể điều chỉnh độ mở của van vòi hơi hoàn toàn hoặc ¾ vòi tùy theo kinh nghiệm của mỗi người pha chế. Một tay của bạn cầm ca sữa, 1 tay thì chạm vào dưới đáy ca để có thể cảm nhận được nhiệt độ của sữa.

Bước 4

  • Tiếp tục hạ ca sữa cách vòi hơi thêm 1 cm nữa để không khí vào nhiều hơn.

Bước 5

  • Sau khi cảm nhận nhiệt độ của ca sữa khoảng từ 35-40 độ C thì tiến hành nâng ca sữa lên 1 cm để làm nóng thêm sữa và tan lớp bọt bong bóng trên bề mặt sữa.

Bước 6

  • Khi nhiệt độ của sữa đạt 50 – 60 độ C thì cần tắt máy đánh sữa ngay, lúc này sữa vẫn tiếp tục được làm nóng cho đến mức nhiệt là 60 – 65 độ C. 

Bước 7

  • Bước cuối cùng sau khi đã nhắc vòi sữa ra và vệ sinh sạch sẽ như hướng dẫn lúc đầu thì bạn tiến hành lắc nhẹ ca sữa theo chiều kim đồng hồ và gõ nhẹ vào đáy ca sữa để loại những bọt khí to và tiến hành tạo hình theo ý thích.

Quý khách có thể tham khảo thêm sản phẩm ca đánh sữa wpm 450ml No 6 Blend

Nguyên lý của kỹ thuật đánh sữa tạo Foam:

  • Hơi nước được nén bằng áp suất khi nó chạy từ máy qua vòi hơi. Khi chúng ta đặt vòi hơi vào ca sữa để tạo chuyền động trên bề mặt sữa sẽ có những tiếng đánh sữa xoẹt xoẹt. Không khí sẽ được đưa vào sữa nhờ chuyển động đánh sữa này.
  • Khi hơi nước tạo ra những chuyển động trong ca sữa và đưa không khí vào sữa thì sẽ tạo ra bọt khí và làm nóng sữa lên. Nếu sữa đang lạnh tức là các protein đang ở dạng khối phân tử uốn gấp, sau khi được làm nóng thì các protein này sẽ giãn nở và tạo thành một kết cấu có thể lưu được không khí.
  • Casein chiến 80% lượng protein trong sữa và nó có đặc điểm là 1 đầu kỵ nước, 1 đầu lại ưa nước. Phần ưa nước thì sẽ liên kết với sữa còn phần kỵ nước thì sẽ bám các bọt khí. Và nhờ vào đặc điểm này mà chúng ta tạo được nhiệt và bọt cho sữa. Nếu nhiệt độ sữa quá cao sẽ làm phá vỡ cấu trúc của protein và không thể tạo bọt sữa. Cần phải kiểm soát được nhiệt độ phù hợp để có thể đánh được bọt sữa.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng kỹ thuật đánh bọt sữa gồm:

  • Sử dụng sữa đã thanh trùng, nếu là sữa tiệt trùng thì phải là sữa UHT. Sử dụng sữa lạnh đã được bảo quản ở nhiệt độ 3-4 độ C.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi đánh sữa thì ca sữa nên được làm lạnh hoặc nếu không lạnh cũng được. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thì cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ sử dụng để đánh bọt sữa và lau khô ráo.
  • Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh sữa thì nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của sữa.
  • Vòi đánh sữa chỉ được dùng với sữa và nước, không dùng với bất kỳ chất lỏng nào khác.
  • Vòi đánh sữa chỉ dùng nước và khăn mềm để vệ sinh, không được dùng các dụng cụ kim loại sắc, nhọn để vệ sinh vì sẽ làm xước vòi đánh sữa và tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ.
  • Trước và sau khi đánh sữa cần phải vệ sinh ngay vòi đánh sữa để đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người uống.

Tổng kết

Kỹ thuật đánh sữa được sử dụng phổ biến trong các quầy bar, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn phục vụ đồ uống. Nhờ kỹ thuật này giúp đồ uống trở lên đẹp mắt và thơm ngon hơn rất nhiều, nâng cao chất lượng từng ly nước.

Bạn cần lưu ý tham khảo thông tin và tìm mua được máy đánh sữa chất lượng đảm bảo và giúp bạn có được những ly cà phê sữa đậm đà, bổ dưỡng. 

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây về nguyên lý kỹ thuật đánh sữa bạn nên biết khi pha cà phê sẽ là những thông tin hữu ích và cần thiết giúp bạn hiểu nhiều hơn về kỹ thuật đánh sữa trong pha chế cà phê và các loại đồ uống khác nhé.

Coffee Machine có kinh doanh mặt hàng máy pha cà phê magister ES 30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0704622268